Giác tha ☺

ĐẠO PHẬT

Giác tha ☺

Giác tha

Chữ “tha” chỉ cảnh giới. Ngoài thân mình ra đều gọi là Tha.

Quý vị phải nhớ kỹ, ngoài thân mình ra, chứ không nói là “ngoài tự tâm”, vì cái Tha ấy vẫn được bao gồm trong tự tâm. Chỉ có thể nói đến Thân, ngoài thân mình ra là Tha.

Bất Nhất, Bất Nhị

Do vậy, trong phần sau mới nói “Tự, Tha bất nhị”, [Tự và Tha] đều do cùng một tâm biến hiện. “Giác Tha, giác nhất thiết pháp vô bất thị Như”: Thật ra, chữ Như có ý nghĩa vô cùng tận, chẳng thể nghĩ bàn.

Đúng thực như thế

Câu thứ nhất mở đầu kinh văn là “như thị ngã văn”, chữ Như ở đây (tức chữ Như dùng trong lời diễn nghĩa) chính là chữ Như trong “như thị ngã văn” đầu mỗi bản kinh. “Giác nhất thiết pháp vô bất thị Như”: Nếu chúng ta nói cách khác, sử dụng thuật ngữ của Thiền Tông, sẽ là “vô hữu nhất pháp bất thị Tánh” (chẳng có một pháp nào không phải là Tánh). Nhà Thiền nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Ý nghĩa của chữ Như là “Tướng vừa được nói như thế ấy thì Tướng giống như Tánh, Tánh giống như Tướng”.

Thể và Tướng tuy là Hai mà là Một, là Bằng Nhau

Cổ đại đức thường dùng tỷ dụ để giảng rõ đạo lý này, các Ngài nói: “Dĩ kim tác khí, khí khí giai kim” (Dùng vàng để làm thành đồ vật, món nào cũng đều là vàng). Đem vàng ví với Tánh, đem đồ vật ví với Tướng. Tướng có phải là vàng hay chăng? Tướng là vàng, vàng là Tướng. Ý nghĩa này được nói rất rõ ràng, chúng ta nghe xong cũng hiểu rất rõ, nhưng mà như thế nào? Chúng ta chẳng thể hợp Tánh và Tướng lại được.

Không phân biệt

Chúng ta chấp trước Tướng, chẳng thấy Tánh. Khi nào quý vị có thể thấy được Tánh trong hết thảy Tướng được biến hiện, quý vị sẽ thấy được Như.

PHẬT PHÁP TẠI GIA
Letzte Artikel von PHẬT PHÁP TẠI GIA (Alle anzeigen)

 

Schreibe einen Kommentar

Deine E-Mail-Adresse wird nicht veröffentlicht. Erforderliche Felder sind mit * markiert