Phật đã tạo ra những cảnh vật trang nghiêm 🏞 🪐
Chữ “thất trùng” (bảy lần) tiêu biểu 7 khoa đạo phẩm. 7️⃣
Chữ “tứ bảo” (bốn báu) là tiêu biểu bốn đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. 4️⃣
Chữ “chu táp vi nhiễu” là nói những chỗ ở của Phật và Bồ Tát… rất nhiều vô lượng “khắp cả chung quanh” chỗ nào cũng có. ⚪️
Nói rằng những vật ấy toàn bằng tứ bảo, thế là công đức của mình sâu lắm mới được như thế. 💝
Nói rằng: “Khắp cả chung quanh” thì các vị hiền thánh khác chỗ nào cũng có cả.
Ðây là nói về cái nhân ở trong và cái duyên ở ngoài đều chân thật, đã tạo ra thế giới Cực Lạc. 💖
Những vật quý báu, trang nghiêm như thế đã được tạo ra ở 4 cái Tịnh Ðộ, đều bởi những phép tu sau đây: 4️⃣
1) Ở cõi Ðồng Cư Tịnh Ðộ thì do cái nghiệp “tăng thượng thiện” đã cảm ứng mà tạo ra, lại cũng vì phép tu “viên ngũ phẩm quán” nữa; thể chất của những vật báu này là ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) thuộc về loại duyên sinh thắng diệu. 1️⃣
2) Ở cõi Phương Tiện Tịnh Ðộ, thì bởi phép tu “tức không quán trí” đã cảm ứng mà tạo ra, cũng lại bởi phép “tương tự tam quán” nữa, thể chất của những vật báu này là ngũ trần, thuộc về loại diệu Chân Ðế vô lậu. 2️⃣
3) Ở cõi Thực Báo Tịnh Ðộ thì bởi phép tu “diệu giả quán trí” đã cảm ứng mà tạo ra, cũng lại bởi phép “phận chứng tam quán” nữa; thể chất của những vật báu là ngũ trần thuộc về loại diệu Tục Ðế vô lậu. 3️⃣
4) Ở cõi Thường Tịch Quang, thì bởi phép tu “tức trung quán trí” đã cảm ứng mà tạo ra, lại cũng bởi phép “cứu kính tam quán” nữa; thể chất của những vật báu này thuộc về loại diệu Trung Ðế xứng tính. 4️⃣
Muốn cho dễ hiểu thì phân biệt ra có 4 nghĩa như thế.
Thực ra, những vật báu trang nghiêm ở 4 cõi Tịnh Ðộ đều là những vật bởi nhân duyên mà sinh ra gọi là “nhân duyên sinh pháp”, vật nào cũng là “tức không, tức giả, tức trung” cả (là nói về Tính Ðức, y vào Tính Ðức mà khởi ra Tu Ðức). ☀️
Vì thế mà những cảnh vật ở cõi Ðồng Cư Tịnh Ðộ bên thế giới Cực Lạc đều viên dung cả Chân và Tục, vô tận, vô biên, chẳng có hạn lượng nào (là nói về Tu Ðức mà hoàn toàn Tu Ðức đều ở trong Tính Ðức). 🙏
- Thế nào là Phát Tâm Tà và Chánh ❓ - 4. Dezember 2024
- Thế nào là Tâm Phát, Tâm Nguyện ❓ - 27. November 2024
- Nếu quên mất Tâm Bồ đề ❓❗️ - 20. November 2024