🔔 Pháp xa lìa cả Có và Không 🔔

ĐẠO PHẬT

🔔 Pháp xa lìa cả Có và Không 🔔

Tuy nhiên, chúng sinh lúc nào cũng dễ rơi vào bẫy của chữ nghĩa. 🆎

Khi Đức Phật dạy rằng cõi này là khổ, là bất như ý, là bất an… chúng ta lại dễ vin vào chữ Có.

Khi Đức Phật dạy rằng cõi này vốn thật là không… chúng ta lại dễ vin vào chữ Không. ⛔️

Thế là Đức Phật lại mệt nhọc giảỉ thích rằng chớ vịn vào Có hay Không, nói rằng pháp Đức Phật dạy là  🔔 trung đạo, xa lìa có và không, đừng dính vào một pháp nào hết. 🔔

🔴 Ngắn gọn: khi niệm khởi thì hãy thấy có niệm khởi, và khi niệm diệt xong thì hãy thấy là đang lặng lẽ nơi này; rằng khi thấy, chỉ là cái được thấy; rằng khi nghe, chỉ là cái được nghe. Và như thế, là xa lìa cả có và không.

Cụ thể, dẫn một bài kinh khác trong Tương Ưng Bộ, SN 12.15, nhan đề “Kaccayanagotta Sutta: To Kaccayana Gotta,” bản Anh dịch của sư Thanissaro Bhikkhu. 🙏

Lúc đó là ở thành phố Savatthi, Đại sư Kaccayana Gotta hỏi Đức Phật rằng thế nào là chánh kiến. Tức là muốn hỏi về cái nhìn chân chánh. Đức Phật trả lời rằng, trích dịch:

“Sư Kaccayana, thế giới này bị nhìn như là đối cực, là có và không. Nhưng khi sự tập khởi của thế giới được nhìn với chánh kiến, người này sẽ không chấp vào ‘không.’ Khi sự đoạn diệt của thế giới được nhìn với chánh kiến, người này sẽ không chấp vào ‘có.’ 💎

“Sư Kaccayana, thế giới này bị buộc vào chấp thủ, quyến luyến và thiên kiến. Nhưng người nào không trụ vào bất kỳ một quyến luyến nào, không dính vào một kiến chấp nào, không thiên kiến hay không bị lôi kéo bởi cảm thọ nào; mà cũng không lưu giữ ‘cái tôi’ nào. Người này thấy rõ, không ngờ vực gì: khi khổ sanh, là thấy khổ sanh; khi khổ diệt, là thấy khổ diệt. Trong cái nhìn này, người này tự nhìn thấy, không dựa vào ai. Sư Kaccayana, như thế là chánh kiến.” (4) 💎

Bởi vậy, Ngài Trần Nhân Tông mới có thơ rằng, hễ dính vào câu Có, câu Không… đều hệt như lấy tuyết làm nón, như lấy hoa làm giày, như ôm gốc cây đợi thỏ. 🙏

(4) „By & large, Kaccayana, this world is supported by (takes as its object) a polarity, that of existence & non-existence. But when one sees the origination of the world as it actually is with right discernment, ’non-existence‘ with reference to the world does not occur to one. When one sees the cessation of the world as it actually is with right discernment, ‚existence‘ with reference to the world does not occur to one.

„By & large, Kaccayana, this world is in bondage to attachments, clingings (sustenances), & biases. But one such as this does not get involved with or cling to these attachments, clingings, fixations of awareness, biases, or obsessions; nor is he resolved on ‚my self.‘ He has no uncertainty or doubt that just stress, when arising, is arising; stress, when passing away, is passing away. In this, his knowledge is independent of others. It’s to this extent, Kaccayana, that there is right view. (Link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.015.than.html )

Bản Việt ngữ. XV. Kaccàyanagotta: (Ca-chiên-diên Thị).

Trích từ: https://thuvienhoasen.org/a21839/ban-lai-vo-nhat-vat

PHẬT PHÁP TẠI GIA
Letzte Artikel von PHẬT PHÁP TẠI GIA (Alle anzeigen)

Schreibe einen Kommentar

Deine E-Mail-Adresse wird nicht veröffentlicht. Erforderliche Felder sind mit * markiert