III. NĂM MƯƠI HAI CẤP BẬC BỒ TÁT 💥

ĐẠO PHẬT

III. NĂM MƯƠI HAI CẤP BẬC BỒ TÁT 💥

Trong các kinh Đại thừa Bồ tát Giới có đề cập đến cấp bậc của Bồ tát, chỉ có Kinh Phạm Võng và Kinh Anh Lạc.

Kinh Phạm Võng quyển thượng lấy Tập chủng tánh, Trưởng dưỡng tánh và Tánh chủng tánh, Bất khả hoại tánh, Đạo chủng tánh, Chánh pháp tánh để nói về cấp bậc thứ lớp của Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Phật địa; và Thập phát thú, Thập trưởng dưỡng, Thập kim cương, Thập địa để biểu đạt công năng tác dụng Hiền thánh của Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa.  ☸️

Văn tự của Kinh Phạm Võng tối tăm khúc mắc, rất khó hiểu, và lại có người cho rằng: Kinh mạo, không đủ làm tin (Điều này sẽ bàn kỹ ở đoạn sau), vì thế chúng tôi căn cứ vào Kinh Anh Lạc để giới thiệu.

Bồ tát trong Kinh Hoa Nghiêm cộng phân có 52 cấp bậc, trên thực tế có thể được gọi là Hiền và Thánh chỉ có 42 cấp bậc, lại vì một cấp bậc sau chót là Phật, nên cấp bậc Hiền thánh của Bồ tát chỉ có 41, cộng thêm mười cấp bậc phàm phu (giả danh) Bồ tát thành ra 51 cấp bậc. 💖

Kinh Anh Lạc cũng đem sáu giai đoạn lớn của Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác phân thành sáu tánh vị là: Tập chủng tánh, Tánh chủng tánh, Đạo chủng tánh, Thánh chủng tánh, Đẳng giác tánh, Diệu giác tánh, đại khái tương tự với Kinh Phạm Võng và có chút bất đồng.⭐️

Các nhà Duy Thức thêm Tứ gia hạnh vị vào sau Thập hồi hướng thành ra 56, thông thường vẫn lấy cách phân của Hoa Nghiêm làm chủ yếu. 🌈

Quá trình học Phật của chúng ta là ba A tăng kỳ kiếp vun trồng phước huệ, trăm kiếp tu tướng hảo.

Đây là bắt đầu kể từ khi tiến vào Thập trụ của Hiền vị. Thập tín vị của giai đoạn phàm phu trước Hiền vị không được bao gồm trong ấy.

Theo Kinh Anh Lạc nói: “Phật tử tu hành mười tâm này hoặc trải qua một kiếp, hai kiếp mới được nhập vào Sơ trụ vị”. Đây là nói từ lúc đầu tiên phát tâm tin Phật học Phật, tu hành liên tục không gián đoạn, phải trải qua từ một đến ba kiếp mới có hy vọng tiến vào cấp bậc Sơ trụ Bồ tát của Hiền vị, nhưng Luận Đại Thừa Khởi Tín nói:”Tu hành tín tâm trải qua một vạn kiếp “, nghĩa là: Từ lúc mới phát tâm đến tín tâm công đức thành tựu và tiến vào Sơ trụ vị, cần phải trải qua thời gian mười ngàn đại kiếp!

Đây so với Kinh Anh Lạc nói, lâu xa hơn quá nhiều. Nhưng ở đây có một cách giải thích: Tâm chí của phàm phu là không kiên cố, không chân thật, vì thế trong mấy mươi năm của một đời người ngắn ngủi cũng khó làm đến tán tâm bất thoái, hoạt động của thân tâm phàm phu đều là thiện ác lẫn lộn, nửa tin nửa nghi, hà huống chúng ta ở trong dòng nước biển lớn sinh tử chìm nổi, lên xuống luân hồi không thôi!

Đời này tin Phật, học Phật, nếu nguyện lực không kiên cố, tín tâm không chân thật, hành vi không thanh tịnh, ý niệm không chính xác, đời sau lại rất khó tin Phật pháp.

Nhưng đã từng vun trồng nhân tố tin Phật, qua một thời gian tương đương sẽ hiển hiện lại, sẽ tin Phật, học Phật lại, giống như bỏ một hạt cát có màu vào trong một chum nước đục, rồi dùng cây gậy quậy nó, hạt cát có màu ấy tất nhiên sẽ thường thường hiện ở trên mặt nước, lại thường thường chìm ở trong nước, và cơ hội hiển hiện ở trên mặt nước rất ít, còn cơ hội chìm trong nước rất nhiều, trừ phi lấy nó đem ra khỏi nước mới được một phen hiển hiện. Phàm phu tin Phật, học Phật, tình trạng cũng giống như vậy.

Nhân vì tín tâm và nguyện lực của con người đều riêng có sai khác, vì thế, quá trình thời gian của sự học Phật cũng đều riêng có dài, ngắn, sai khác, bất đồng. 🔥

Nói mười ngàn đại kiếp hoặc một, hai, ba kiếp, đó cũng chỉ là nói đại khái về đơn vị thời gian.

Nếu như tín tâm kiên định, nguyện lực kiên cố, có thể ở trong một, hai, ba kiếp, cho đến chẳng cần một, hai, ba kiếp, cũng có thể tiến nhập vào Hiền vị của Sơ trụ. 💯

Vì thế, Viên giáo có nói: Người thượng căn một đời liền nhập vào Sơ trụ vị (tương đương với Phật vị của Tạng giáo); trái lại, nếu như tín tâm bạc nhược nguyện lực không kiên cố, căn khí hạ liệt, giả sử trải qua mười ngàn đại kiếp cũng chưa chắc có thể tiến nhập vào cấp bậc Sơ trụ. 🙏

CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT, Hòa Thượng Thánh Nghiêm
Thích nữ Tuệ Đăng Dịch, Nhà xuất bản Thời Đại 2010 https://thuvienhoasen.org/a9859/chuong-1-thu-lop-va-canh-gioi-cua-bo-tat

PHẬT PHÁP TẠI GIA
Letzte Artikel von PHẬT PHÁP TẠI GIA (Alle anzeigen)

Schreibe einen Kommentar

Deine E-Mail-Adresse wird nicht veröffentlicht. Erforderliche Felder sind mit * markiert