⏺ Thế nào là tỳ kheo niệm không tán loạn?❓❓

ĐẠO PHẬT

⏺ Thế nào là tỳ kheo niệm không tán loạn?❓❓

Tỳ kheo quán thân trong thân tinh cần không giải đải, ghi nhớ không quên để trừ bỏ tham ưu ở đời. ✔️

  • Quán ngoại thân,
  • Quán trong thân,
  • Quán trong thân ngoại thân tinh cần không giải đải ghi nhớ không quên để trừ bỏ các tham ưu ở đời.

Quán thọ, quán tâm và quán pháp cũng như vậy. Đây là trụ tâm trên nhơn tướng, tu như vậy, vị tỳ kheo có niệm không tán loạn. ☀️

Phần này chúng ta phải học kỹ vì đây là phần đức Phật tóm lượt lại sơ đồ để chúng ta bước qua giai đoạn này phải tu tập như thế nào. Ở đây Thầy cũng lược sơ mà nói thôi chứ khi vào tu tập thì Thầy sẽ dạy rất kỹ. Cho nên như bây giờ Thầy nói quán thân trong thân, hoặc nói quán thân ngoại thân thì sẽ dạy đó là tu Tứ Niệm Xứ rồi, mà đây đức Phật chỉ dạy hành động mà người tu sĩ trong đạo Phật khi đi vào lộ trình thứ hai là phải làm cái gì trước cái gì sau.

Ở đây Phật vạch cho chúng ta thấy: 🔔

  • từ chỗ chúng ta giữ gìn, ngăn lại những nghề nghiệp, không cho nó tuôn vào trong chuyện làm của người tu sĩ của chúng ta,
  • rồi chúng ta phải giữ Thánh giới như thế nào để cho Thánh căn của chúng ta được tốt, được thanh tịnh,
  • cho đến khi mắt thấy sắc thì chúng ta hộ trì như thế nào,
  • rồi cho đến khi chúng ta phải giữ cho các nghiệp khổ đau cũ trong thân chúng ta mà không phát sanh những nghiệp mới,
  • rồi đến khi ăn uống thì chúng ta phải nhắc đi nhắc lại, rồi ngủ nghỉ, tỉnh thức, đặt niệm nhiếp tâm,
  • cho đến khi quán thân trong thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, quán tâm trên tâm.

Phần này là tất cả lộ trình chúng ta sẽ tu tập. Vậy ở đây chúng ta cũng tóm lượt để hiểu được một cách sơ lược rằng chúng ta phải tu tập như vậy như vậy trong lộ trình này. Khi bước chân vào tu tập thì chúng ta phải chia ra từng phần: ☸️

  • Giới luật như thế nào,
  • Thầy sẽ giảng rõ thế nào là giới hạnh,
  • thế nào là giới đức,
  • thế nào là giới tuệ để các thầy biết rõ, chứ nói chung chung thì quý thầy chẳng biết gì hết vì giới đức thì không phải là giới hạnh hay ngược lại, hay giới tuệ không phải là giới hạnh hay giới đức, ngược lại các giới đó cũng không phải là giới tuệ. Giới bổn thì lại khác nữa. Cho nên tất cả những cái này thì người dạy giới phải hiểu được bốn loại giới này.

Đầu tiên thì chúng ta phải biết giới bổn là tất cả những cái đã chép lại, sau đó chúng ta phải hiểu giới đức, giới hạnh, giới hành. Có như vậy thì hằng ngày chúng ta đã sống trong giới. Hằng ngày đức giới chúng ta có, hành động giới chúng ta có, trí tuệ hiểu biết của chúng ta phải hoàn toàn ở trong giới, đó ra là giới tuệ. 💝

Thế nào gọi là nhiếp tâm? ❓❓

Tỳ kheo đi ra đi vào, nhìn ngó hai bên, co duổi tay chân hay ngước lên nhìn xuống, hoặc cầm giữ y bát, nhận lãnh thức ăn thức uống, ngủ thức, ngồi đứng, nói năng, im lặng, sống trong im lặng tất cả thời gian thường niệm nhất tâm không có lo sợ.

Nghĩa là tất cả mọi hành động trong thân của chúng ta đều có sự thầm lặng, đều có sự im lặng trong tâm của chúng ta. Hành động thầm lặng mà trong tâm của ta không bị dính mắc một hành động nào, một pháp nào thì đó gọi là nhiếp tâm. 💯

Sau này Thầy sẽ dạy rõ, đây chỉ sơ lược để quý thầy biết sự nhất tâm, bây giờ chúng ta còn ở trong đối tượng là hơi thở, còn ở trong hành động là đối tượng đi thì đó chưa phải là nhất tâm.

Khi tâm chúng ta không bị dính hành động nào thì đó mới là nhất tâm, 🌷 tâm còn bị dính hành động nào hay đối tượng nào thì đó không phải là nhất tâm.

Khi có một niệm nào trong tâm như bị sợ hãi là bị dính rồi, có niệm lo là bị dính rồi, có điều thích là bị dính rồi, như vậy đó là nhất niệm chứ không phải là nhất tâm. ❗️❗️

Chỉ khi hành động của mình không bị dính một hành động nào hết, một đối tượng nào hết mới gọi là nhất tâm. Mà nhất tâm là định. ☀️

Cho nên định rất đơn giản, không khó khăn gì hết.

Như bây giờ mình đang ở trong hành động mà tâm tư mình khởi ra một niệm thì khi đó mình không còn là nhất niệm nữa vì niệm đó làm mất sự nhất niệm của mình liền vì trong ý của mình nó có niệm. Vì vậy chúng ta tu Chánh Niệm Tỉnh Thức Định trong hơi thở là cái quan trọng nhất để chúng ta từ nhất niệm đó trở về sự nhất tâm thì dễ hơn chứ chúng ta tu một đối tượng nào để trở về sự nhất tâm thì rất khó. Chỉ có hơi thở là chúng ta trở về nhất tâm dễ ☀️ vì khi hơi thở trở nên nhẹ quá thì chúng ta bị mất cái niệm hơi thở đi, mà khi mất cái niệm hơi thở thì cái tâm ở trong cái tâm một của nó thì chúng ta được nhất tâm cho nên chúng ta thấy từ hơi thở trở về nhất tâm không khó.

Quý thầy hợp lại thì thấy như mình đã tu sai hết, nhưng thật sự không sai, đâu có tu sai. Bởi những cái chúng ta tu là những cái căn bản để sau này chúng ta sử dụng tu tập thì rất tốt chứ không phải chúng ta sai. Cho nên hầu hết quý thầy nghe Thầy nói tu Tứ Vô Lượng Tâm từ bi hỉ xả cho thành tựu thì quý thầy nghĩ phải chi dành thời giờ tu hơi thở cho sự tu tập tâm từ bi hỉ xả thì sự tu tập của mình khỏi uổng công. Không uổng công đâu. Nếu quý thầy không chuẩn bị cho mình hơi thở trong Định Niệm Hơi Thở như vậy thì sau này trong lộ trình thứ hai Phật vạch ra cho chúng ta, thì chúng ta lấy cái gì mà tu? ❓❓ Chúng ta phải đi vào lộ trình hơi thở.

Khi chúng ta tập tỉnh giác trong bước đi chúng ta cũng nương hơi thở, Phật nói „Hơi thở ra biết ra, hơi thở vào biết vào. Hởi thở ra tôi biết tôi đi kinh hành“ 🌈 thì không phải lời nói đó là phương pháp hướng tâm tỉnh thức trên bước đi bằng cách nương vào hơi thở sao?

Cho nên Phật nói „Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý“ là chỗ đó. 🙏

Khéo tác ý là để giúp cho tâm chúng ta tỉnh thức trong hành động đó mà không bị tạp niệm. 💎 Vậy tu tập cho không bị tạp niệm xen vào thì đâu có phí thời gian của quý thầy đâu, nhưng phải biết khi đã tỉnh thức để sử dụng sự tỉnh thức bằng không thì quý thầy sẽ phí. Cho nên quý thầy tu đâu có hoài công, dù quý thầy ngồi theo dỏi hơi thở 7, 8 giờ hay 10, 12 giờ cũng đâu phí công. Thầy hướng dẫn cho quý thầy tu tập sẽ đem lại cái tốt nhất cho quý thầy, không sai chỗ nào hết.

Bước qua đạo lộ thứ hai này quý thầy ✅ phải mạnh dạn quyết tâm dứt bỏ, ✅ từ giả những gì mà đức Phật đã cảnh giác nhắc ra ở đây để đạo lộ này khi đi vào không còn có chướng ngại hầm hố, chông gai, rắn độc, quỷ ma hoặc thần thánh cùng những tà kiến, tà pháp, tà thiền thường xen vào phá phách, chỉ có một đạo lộ rộng thênh thang duy nhất để quý thầy tiến bước một cách dễ dàng không còn chướng ngại hiểm nguy nữa. Nghĩa là quý thầy ✅ phải dứt bỏ những gì của đạo lộ thứ nhất, không còn dính với nó nữa. ✅ Đây chỉ là khái lược thôi, chứ sau này Thầy phải giảng rộng ra nữa để quý thầy biết hành trình mà tu tập.

Phải từ giả những gì mà đức Phật đã cảnh giác. Bây giờ chúng ta làm thầy thuốc thì chúng ta phải từ bỏ, chúng ta là võ sư chúng ta cũng bỏ, không được làm võ sư nữa, chúng ta là một nhạc sĩ, một nhà thơ, một nhà văn cũng dẹp luôn, không dùng các nghề đó nữa. Chúng ta là một ông thầy bùa, phù thủy, phải bỏ liền. Trước khi bước vào đạo lộ này ✅ phải từ bỏ hết những cái đó, dẹp bỏ luôn gia đình vợ con, của cải châu báu,… (còn tiếp) 🙏

Trích từ: TRƯỞNG LÃO THÍCH THÔNG LẠC, GIÁO ÁN TU ĐẠO PHẬT https://nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/506-ghcnts

PHẬT PHÁP TẠI GIA
Letzte Artikel von PHẬT PHÁP TẠI GIA (Alle anzeigen)

Schreibe einen Kommentar

Deine E-Mail-Adresse wird nicht veröffentlicht. Erforderliche Felder sind mit * markiert