Tịnh Độ

ĐẠO PHẬT

TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH ( Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí )

Tịnh Độ Tông

Pháp Môn Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng có thường hằng trong 10 Phương Chư Phật, đi suốt cả 3 Thời, không gián đoạn, không chướng ngại, vô cùng, vô tận.

Pháp Như Thị!

Phật Pháp được giảng từ Pháp Giả, Pháp Không, Pháp Trung Đạo dành cho Nhân Thiên Chúng, Thanh Văn Chúng, Bồ Tát Chúng.

Thật ra Đạo chỉ có “ MỘT Thừa“ là Phật Thừa, song vì căn tánh chúng sanh sai khác nên phải phân thành 3 Thừa, 5 Thừa, gọi là Pháp “ rộng, tóm, cùng nhập „, là cũng chỉ MỘT chuyện mà thôi, “ 1 là tất cả, tất cả là 1″.

Dựa qua Kinh Tạng do Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết và khuyến tấn chúng sanh nhiều lần “ NÊN TIN“ và “ nên “ PHÁT NGUYỆN SANH VỀ CÕI CỰC LẠC“ của Giáo Chủ Phật A Di Đà ở Tây Phương

Xem 3 Kinh Tịnh Độ: A Di Đà Kinh (tiểu bổn), Vô Lượng Thọ Kinh (đại bổn), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (48 đại nguyện của Ngài A Di Đà ).

Dựa qua Luận Tạng, vào thời Thế kỷ 1-CN ở Ấn Độ, Ngài Long Thụ Bồ Tát đã hoằng dương “ Đại Thừa “ (hồi tiểu hướng đại), kế đến Ngài Mã Minh Bồ Tát, rồi Ngài Vô Trước và Ngài Thế Thân.

Pháp Sư Đàm Loan (476-542) người Trung Hoa, tương ngộ Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, dịch giả người Ấn Độ, được Quyển Quán Vô Lượng Thọ Kinh, do đó đại ngộ và như Khai Tổ của Tịnh Độ Pháp Môn ở bên Trung Hoa.                                                                                                                                           

Tịnh Độ là Pháp Môn dành cho Đại Thừa Bồ Tát Đạo, là Pháp Môn có tri ( văn huệ và tư huệ ), có tín ( tự tha, nhị lực ), có tha thiết nguyện vãng sanh, có hạnh hành chuyên ( tu huệ ), là yếu nghĩa của Đại Thừa là trên cầu Phật Đạo ( tức cầu trí huệ ), dưới giáo hóa chúng sanh ( khởi 4 vô lượng tâm ).

Trí Quang Bát Nhã là bản thể của Tịnh Độ, bao gồm thâu nhiếp trọn sự thanh tịnh thuộc khí thế gian ( y báo cõi nước của Phật ) và sự thanh tịnh thuộc chúng sanh thế gian ( chánh báo của Giáo Chủ Phật A Di Đà và Bạn ), đều do sự trang nghiêm, do công đức mà thành tựu.

Vậy mỗi chúng ta nên tự lượngtự tritự hànhtự thâm nhập vào TỰ TÂM là A Di Đà chính mình, là Phật tánh ( tánh đức ) sẵn có, là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, đồng nguyện, đồng đức, đồng tâm, như A Di Đà Phật ở Tây Phương Cực Lạc.

Cú kệ:

  • “ Phật, tâm, chúng sanh là 1 Thể „
  • “ Tâm này là Phật, tâm này làm Phật „
  • “ Tự tâm giữ lấy tâm „
  • “ Y giáo khởi hạnh, chấp trì Danh Hiệu Phật A Di Đà, nguyện sanh Tịnh Độ „
  • “ Chung nhật vô niệm, chung nhật niệm Phật, chung nhật niệm tâm „

Tịnh Độ Ngũ Kinh: Đây là sự kết hợp: “Chương Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật Viên Thông” ở trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm và “Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện” ở trong kinh Hoa Nghiêm kết hợp với Tam Kinh: Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ thành năm bộ kinh gọi là Tịnh Độ Ngũ Kinh.