37 Phần Bồ Đề 1/2 💎💝☀️

ĐẠO PHẬT

37 Phần Bồ Đề 1/2 💎💝☀️

37 Phần Bồ Đề 12

Con đường để chấm dứt sự khổ là 37 phẩm trợ đạo.

37 phẩm trợ đạo bao gồm các pháp:

  • Ngũ Căn
  • Ngũ Lực
  • Thất Bồ Đề Phần
  • Bát Chánh Đạo
  • Tứ Niệm Xứ
  • Tứ Chánh Cần
  • Tứ Như Ý Túc.

1.  Ngũ Căn và Ngũ Lực:

Các tiếng pháp âm, qua sự diễn xướng 6 thời của 6 giống chim, là những pháp Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, tổng cộng là 25 phẩm trợ đạo.

Ngũ Căn là 5 cội rễ làm căn bản phước huệ để tu trì:

– tin tưởng vào chánh pháp (tín căn)

– dũng mãnh tu tập theo chánh pháp (tấn căn)

– nhớ tưởng chánh pháp (niệm căn)

– thu nhiếp tâm theo chánh pháp (định căn)

– trí tuệ chiếu soi sáng suốt (huệ căn)

Ngũ Lực là 5 sức mạnh làm tăng trưởng Ngũ Căn, phá trừ tất cả những chướng ngại trên bước đường tu đạo:

– tín lực, phá trừ lòng tin sai lầm

– tấn lực, phá trừ sự biếng nhác

– niệm lực, phá trừ các tà ý

– định lực, phá trừ mọi loạn tưởng

– huệ lực, phá trừ sự ngu mê

Có niềm tin vững chắc, cùng dựa trên sự trợ lực của yếu tố Tinh Tấn, người niệm Phật ngày đêm trì giữ câu Phật hiệu A Di Đà không buông lơi, không chán mỏi. Niệm Phật chuyên cần và cẩn mật như thế thì mới có thể làm tăng trưởng 2 yếu tố Định và Huệ, phá vỡ bức tường Vô Minh đã che mờ chân tánh từ bao ngàn kiếp trước.

2. 7 phần giác ngộ (tức là Thất Giác Chi, còn gọi là Thất Bồ Đề Phần):

– quán sát các pháp, biện giải đúng lý nghĩa (trạch pháp)

– dũng mãnh tu tập theo chánh pháp (tinh tấn)

– vui mừng an trụ nơi chánh pháp (hỷ)

– thư thái khinh an trong chánh pháp (lạc)

– lìa xa các pháp hư vọng, buông bỏ mọi chấp trước (xả)

– nhất tâm an trụ nơi chánh pháp (định)

– luôn nhớ tưởng chánh pháp (niệm)

3.8 con đường tu hành chân chánh:

Chánh kiến (hiểu biết chân chánh): hiểu rõ về 4 chân lý của Tứ Diệu Đế (chân lý về sự khổ), tin hiểu vào lý nhân quả, luật luân hồi, nghiệp báo và duyên sinh.

Chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh): không tham muốn, không sân hận, không khinh mạn, không nghĩ suy làm hại người và vật, biết suy xét Vô Minh (tâm thức mê mờ vì bị vọng tưởng che lấp) là nguyên nhân đau khổ, nhận biết những lỗi lầm của mình để sám hối, chừa bỏ.

Chánh ngữ (lời nói chân chánh): không nói láo, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt, không nói lời hung ác, không nói chuyện thị phi.

Chánh nghiệp (hành động chân chánh): không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không uống rượu, không trả thù, không phan duyên (lợi dụng), không làm tổn hại đến quyền lợi và hạnh phúc của người khác.

Chánh mạng (sinh sống chân chánh): không nuôi sống bằng những nghề bất lương làm nguy hại đến người và vật, không chấp theo ngoại đạo, không mê tín dị đoan.– Chánh tinh tấn (chuyên cần chân chánh): nỗ lực làm những điều đúng, dũng mãnh tiến bước trên con đường giải thoát.

Chánh niệm (nhớ tưởng chân chánh): luôn nhớ nghĩ đến danh hiệu Phật và các cõi lành, cảm mộ ân đức của tất cả chư Phật, chư thầy, cha mẹ và thí chủ (tứ trọng ân).

Chánh định (thu nhiếp tâm chân chánh): tập trung suy tưởng và quán sát sự việc đúng theo chánh pháp, không có những mục đích sai lầm, nghịch lý.

Bát Chánh Đạo là pháp môn chính trong 37 phẩm trợ đạo. Người niệm Phật phải dựa vào 8 con đường chân chánh đó để tu tập Giới Niệm Định Huệ, đạt đến quả vị Thánh Trí vô thượng. 🙏

PHẬT PHÁP TẠI GIA
Letzte Artikel von PHẬT PHÁP TẠI GIA (Alle anzeigen)

Schreibe einen Kommentar

Deine E-Mail-Adresse wird nicht veröffentlicht. Erforderliche Felder sind mit * markiert